Ngày đăng 17/12/2024
Nhắc đến Docker và Kubernetes không thể không nhắc tới công nghệ container. Đây là công nghệ giúp đóng gói và cô lập ứng dụng trong một môi trường độc lập (được gọi là bộ chứa - container) có chứa đầy đủ các thành phần cần thiết để chạy phần mềm, đảm bảo hoạt động ổn định và đáng tin cậy khi chuyển giao giữa các môi trường máy tính khác nhau.
Hiện nay, các nhà phát triển đang ứng dụng nhiều loại công nghệ phổ biến để container hóa. Trong đó, Docker và Kubernetes là hai nền tảng không thể tách rời trong quá trình xây dựng và vận hành các ứng dụng trên container. Sự kết hợp giữa hai công nghệ này giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai và quản lý các ứng dụng, phần mềm một cách ổn định và hiệu quả.
Docker là một nền tảng mã nguồn mở container hoá. Về cơ bản, đây là bộ công cụ giúp dev xây dựng, triển khai, và quản lý các container đơn giản, an toàn và nhanh hơn. Bộ công cụ này được biết đến như một containerd.
Thuộc tính quan trọng của Docker là tính di dộng của nó. Docker container có thể chạy trên mọi môi trường máy tính, trung tâm dữ liệu hay môi trường cloud khác nhau. Chỉ duy nhất một quy trình có thể chạy trên mỗi container, nên một ứng dụng có thể chạy liên tục trong khi một phần của nó đang được cập nhật hoặc sửa chữa.
Một số công cụ và thuật ngữ được sử dụng phổ biến với Docker bao gồm:
Docker Engine: môi trường runtime cho phép dev xây dựng và khởi chạy container
Dockerfile: Một tệp văn bản đơn giản xác định mọi thứ cần để xây dựng một Docker container image, như thông số kỹ thuật OS network và vị trí tệp.
Docker Compose: một công cụ xác định và khởi chạy các ứng dụng đa container. Nó tạo một tệp YAML để chỉ định service nào được bao gồm trong ứng dụng và có thể triển khai và khởi chạy với một cây lệnh duy nhất qua Docker CLI.
>> Xem thêm: Docker là gì? Các kiến thức cơ bản về Docker
Kubernetes là một nền tảng điều phối container mã nguồn mở để lên lịch và tự động hoá việc triển khai, quản lý và mở rộng ứng dụng trong container. Container vận hành bên trong một kiến trúc nhiều container được gọi là một cụm (cluster). Một cụm kubernetes (kubernetes cluster) bao gồm một container được chỉ định như một control plane lên lịch workload cho phần còn lại của container – hoặc worker node – bên trong cluster.
Master node xác định nơi lưu trữ ứng dụng (hoặc Docker container), quyết định kết hợp chúng lại như thế nào và quản lý việc phối hợp của chúng. Bằng cách nhóm các container tạo nên một ứng dụng thành các cluster, Kubernetes tạo điều kiện khám phá service và cho phép quản lý khối lượng lớn các container suốt vòng đời của chúng (lifecycle).
>> Xem thêm: Kubernetes (K8s) là gì? Các thuật ngữ cơ bản và chức năng của K8s
Về cơ bản, Docker là nền tảng xây dựng, phân phối và chạy các container, còn Kubernetes là hệ thống điều phối các docker container. Hai công nghệ này hoàn toàn khác nhau về chức năng cũng như cách thức hoạt động trong quá trình phân phối ứng dụng, phần mềm.
Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa Docker và Kubernetes:
Công nghệ Docker và Kubernetes được sử dụng trong các trường hợp cụ thể, phù hợp với chức năng và đặc tính riêng như sau:
- Tạo container: Docker đặc biệt hữu ích trong việc phát triển ứng dụng vi dịch vụ. Mỗi vi dịch vụ là một thành phần độc lập, thực hiện một chức năng riêng biệt trong ứng dụng và được đóng gói trong một container. Với Docker, các nhà phát triển có thể dễ dàng xây dựng container image chứa đầy đủ mã nguồn, thư viện hệ thống và cấu hình cần thiết. Những hình ảnh này có thể được triển khai trên bất kỳ môi trường nào, giúp đảm bảo ứng dụng chạy nhất quán từ môi trường phát triển (coding) đến sản xuất (production).
- Quản lý container: Kubernetes được ứng dụng rộng rãi để quản lý container ở quy mô lớn với khả năng tự động hóa việc triển khai, mở rộng và quản lý container một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, Kubernetes còn hỗ trợ điều phối nhiều container, lên lịch và điều chỉnh quy mô ứng dụng khi lưu lượng tăng cao. Khi một ứng dụng có hàng trăm hoặc hàng nghìn vi dịch vụ, Kubernetes giúp quản lý tự động, từ việc phân bổ tài nguyên, điều chỉnh quy mô đến việc đảm bảo ứng dụng luôn hoạt động ổn định. Đặc biệt, Kubernetes có khả năng quản lý container trên nhiều nền tảng đám mây khác nhau, tự động phát hiện và khởi động lại các container gặp sự cố, đảm bảo ứng dụng luôn hoạt động liên tục mà không bị gián đoạn.
Trên thực tế, Docker có thể hoạt động độc lập mà không cần kết hợp với Kubernetes. Mặc dù Kubernetes mang lại nhiều lợi ích, song công nghệ này đòi hỏi thiết lập và cấu hình phức tạp cũng như chi phí triển khai tương đối cao. Với các ứng dụng nhỏ hoặc không yêu cầu quản lý phức tạp, Docker hoàn toàn đủ điều kiện đáp ứng. Ngoài ra, các dịch vụ đám mây như AWS, GCP đã được tích hợp khả năng điều phối, giúp đơn giản hóa việc sử dụng container mà không cần đến nền tảng quản lý như Kubernetes.
Ngược lại, Kubernetes cần một môi trường container để có thể hoạt động. Công nghệ này được ứng dụng trong bất kỳ môi trường container nào, song lại được sử dụng phổ biến nhất với Docker. Bên cạnh đó, một số môi trường container runtime có thể triển khai với Kubernetes bao gồm RunC, cri-o,...
Việc lựa chọn giữa Docker và Kubernetes phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể, ngân sách và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Mỗi nền tảng đều có những tính năng và ưu điểm phù hợp với đặc thù riêng của mỗi doanh nghiệp, song lại có mối quan hệ bổ sung chặt chẽ. Trong khi Docker tập trung tạo lập và đóng gói phần mềm, ứng dụng, Kubernetes lại đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều phối container trong nền tảng container hóa, đảm bảo thành phần trong container hoạt động ổn định. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn kết hợp cả hai công nghệ, tận dụng tối đa lợi ích của chúng để quản lý và phát triển phần mềm, ứng dụng.
Từ những thông tin Bluesea cung cấp ở trên, hi vọng bạn đã hình dung được sự khác biệt giữa Docker và Kubernetes. Hiểu rõ được sự khác biệt giữa 2 nền tảng sẽ giúp bạn lựa chọn được nền tảng tối ưu phù hợp với nhu cầu, quy mô và mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu bạn còn thắc mắc về mối quan hệ giữa 2 công nghệ này thì liên hệ hotline 0907.69.69.46 để được hỗ trợ nhé!
—---------------------------------------------
Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Biển Xanh
Website: https://baohanhdientu.vip/
Facebook: https://www.facebook.com/blueseacloudserver/
Hotline: 0907.69.69.46
Email: yenht@bluesea.vn
Trụ sở chính: 91 Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội